Kiến Nhật – Luôn làm hài lòng khách hàng bằng những dịch vụ, sản phẩm nội thất độc đáo cho các công trình.
Luôn là tập hợp của những con người sáng tạo và cầu tiến, đem lại hiệu quả bằng các gia tăng giá trị cho khách hàng, công ty và cộng đồng xã hội.

Blog

HomeUncategorized Thị Trường Ngành Xây Dựng Đầy Triển Vọng Cơ Hội Bứt Phá Của Nhiều Doanh Nghiệp

Thị Trường Ngành Xây Dựng Đầy Triển Vọng Cơ Hội Bứt Phá Của Nhiều Doanh Nghiệp

Trong năm 2023 ngành xây dựng đang đoán nhận nhiều tín hiệu tích cực  đến từ mảng xây dựng hạ tầng và xây dựng công nghiệp. Do đó, có thể thấy rằng ngành xây dựng đang đón nhận nhiều cơ hội bứt phá cho các doanh nghiệp nhờ mang lới sản xuất toàn cầu đang có sự chuyển dịch vào thị trường Việt Nam.

Năm 2023 đầu tư công dự kiến tăng 140.000 tỷ đồng

Theo dự kiến thì trong năm 202 thì ngành xây dựng sẽ tăng trưởng đạt 7,8% gồm mảng xây dựng nhà ở đạt 6%, nhà không để ở đạt 7,5% và cơ sở hạ tầng đạt 10%.

Bởi trong năm 2022 – 2023 thì nhu cầu đầu tư xây dựng mới sẽ có sự phân hóa giữa các mảng xây dựng. Do đó, trong năm 2023 việc giải ngân vốn đầu tư công cũng góp một phần động lực thúc đẩy ngành xây dựng tăng trưởng theo nguồn cơ sở hạ tầng.

Theo nguồn vốn dự kiến sẽ tăng lên 25% so với năm 2022

Năm 2023 theo báo cáo đã phân tích thì dự đoán tăng trưởng của ngành xây dựng sẽ đạt 7,8% trong đó xây dựng  nhà ở chiếm 6%, nguồn xây dựng không để ở chiếm 7,5% và cơ sở hạ tầng sẽ chiếm 10%.

Tăng trưởng thực dự phóng ngành xây dựng Việt Nam

Nhu cầu đầu tư và xây dựng mới của năm 2022 – 2023 sẽ có nhiều sự phân hóa giữa cảng mảng xây dựng. Bởi năm 2023 việc giải ngân vốn đầu tư công cũng sẽ góp phần tạo động lực tăng trưởng trong ngành xây dựng về cơ sở hạ tầng gồm:

  • Theo nguồn vốn dự kiến thì sẽ tăng lên 25% so với năm 2022 từ việc đầu tư công, cùng những chương trình phục hồi và phát triển nền kinh tế. Vì thế theo kế hoạch đã thông qua thì trong năm 2023 việc đầu tư sẽ có số vốn trên 700 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 25% so với 2022 và tăng hơn 260.000 tỷ so với năm 2021.
  • Trong năm 2022 thì các chính sách giải ngân chỉ đạt 52,43% bởi nhiều dự án phải trì hoãn thi công do các chi phí vật liệu đầu vào tăng cao, cùng những vấn đề xảy ra trong việc giải phóng mặt bằng.

Kế hoạch giải ngân đầu tư công

Trong năm 2023 thì theo dự kiến thì ngành xây dựng sẽ không phải chịu nhiều áp lực về nguyên vật liệu khi giá thép đang có xu hướng giảm từ quý 3.2022. Do hiện nhu cầu về thép thế giới thấp do chịu những ảnh từ lạm phát, xu hướng thắt chặt tiền tệ và thị trường bất động đang dần phục hồi và chuỗi cung ứng đang dần nối lại.

Vì thế trong giai đoạn 2021 -2030 thì nhiều địa phương đã có những định hướng mở rộng mạnh mẽ và các trung tâm hành chính – kinh tế mới được thành lập nhằm thu hút các hoạt động về việc phát triển các dự án giúp đem lại nguồn việc lớn cho các doanh nghiệp.

Hạ tầng và công nghiệp điểm sáng cho ngành xây dựng

Trong việc xây dựng hạ tầng và công nghiệp đang trở thành điểm sáng kết nối nhờ vào những yếu tố sau:

Quy mô vốn FDI tăng trưởng trở lại nhờ đường bay nối lại giúp việc ký kết với các khách hàng nước ngoài được khôi phục và nhiều khu công nghiệp đã sẵn sàng cho thuê trở lại

Đầu tư nhà máy, doanh nghiệp đang được đầu tư mạnh mẽ nhằm thúc đẩy cho nền kinh tế được phục hồi

Đầu tư phát triển để thúc đẩy nền kinh tế

Đầu tư phát triển để thúc đẩy nền kinh tế

Hiệu quả về dòng tiền sẽ vượt trội hơn khi các dự án nhà xưởng, kho bãi, hạ tầng khu công nghiệp được rút ngắn thời gian xây dựng . Đồng thời nguồn tài chính của các chủ đầu tư cũng dồi dài đáp ứng được nhu cầu vốn đúng theo tiến độ đã đề ra

Trong năm 2023 điều kiện các hoạt động thi công sẽ được cải thiện đáng kể

Theo thời gian bị gián đoạn thì đến quý 3/2022 thì nguồn lao động đã trở về ở mức ổn định

Đến năm 2023 ngành xây dựng đã có nhiều dấu hiệu thuận lợi trong các hoạt động thi công đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông

Các gói thầu mới cũng đang dần tập trung nhiều cho các doanh nghiệp có quy mô và tiềm lực tài chính lớn đã góp phần xử lý đáng kê các vấn đề về quản lý chất lượng của các gói thầu.

Khi nguồn tài chính trở nên ổn định thì việc duy trì các hoạt động mua vật liệu để đảm bảo tiến độ được triển khai đúng kế hoạch dù thị trường đang gặp những vấn đề bắt lợi. Đặc biệt cũng sẽ có vị thế khi đàm phán với các nhà cung cấp.

Từ đó có thể thấy rằng trong năm 2023 này thị trường của ngành xây dựng đang có nhiều triển vọng bứt phá cho nhiều doanh nghiệp xây dựng góp phần nâng cao hiệu quả trong việc vận hành đổi mới tối ưu chi phí, nguồn lực.

Sorry, the comment form is closed at this time.